Chào mừng bạn đến với Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An
  • Tầng 7, số 45 Triệu Việt Vương, P. Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, VN.

Tin thị trường hàng hải

Tin vắn Tuần 14

Ngày đăng: 02/04/2019 | Lượt xem: 1085

Thương mại Nội Á (Intra-Asia Trade) tăng trưởng chậm nhưng các hãng tàu lại đua nhau mở thêm tuyến mới.Hầu hết báo cáo và dự đoán của các hãng tư vấn đều cho rằng do kinh tế thế giới, đặc biệt là Trung quốc sẽ tăng trưởng chậm trong giai đoạn 2019 – 2020 nên khối lượng container vận chuyển trên tuyến nội Á sẽ bị ảnh hưởng. Việc này đã xảy ra ngay từ tháng 11/2018, theo thống kê thì sản lượng vận chuyển của khu vực Đông Nam Á trong hai tháng 11 và 12 năm 2018 đã giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2017, mặc dù 10 tháng trước đó đã tăng tổng cộng 18,5%, khối lượng container vận chuyển của Đài Loan cũng giảm tương tự 1,9% trong khi 10 tháng trước đó tăng tổng cộng 18,6%. Lý do chính là do các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã cố gắng xuất hàng đi Mỹ trước thời điểm bị Mỹ áp thuế nhập khẩu thêm từ 10% đến 25% vào tháng 10/2018. “Maritime Strategies International London” và “Seabury Consulting” đều dự báo khối lượng container vận chuyển trên các tuyến Nội Á chỉ tăng từ 3,4% đến 3,5%  trong giai đoạn 2019 – 2020.

Trong khi đó hầu hết các hãng vận chuyển container lớn lại thi nhau mở thêm tuyến hoặc tăng trọng tải tàu trên các tuyến Nội Á: Đầu năm CMA CGM và ZIM đã mở tuyến Đông Nam Á  đi Úc, sau đó APL/CNC, RCL hợp tác để mở tuyến từ Đông Bắc Á đi Trung Đông, nhóm ONE/HLL/YM sẽ mở tuyến India/China trong tháng 4 và cuối cùng là Yang Ming cũng vừa công bố mở tuyến Đông Bắc Á / Đông Nam Á sử dụng loại tàu hơn 2.000 TEU với mục tiêu tăng thị phần thêm 15% trong năm 2019. 

Rõ ràng lượng hàng không tăng nhưng quá nhiều tàu lớn, tàu mới sẽ được đưa vào sử dụng trên các tuyến Nội Á, vậy các hãng tàu Feeder nhỏ, sử dụng tàu cũ sẽ đứng trước nguy cơ bị thôn tính hay sáp nhập.

CMA CGM ký hợp đồng đóng mới 10 tàu 15.000 TEU tại Trung Quốc.

Nhân chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hãng CGM CMA đã ký hợp đồng đóng mới 10 tàu loại 15.000 TEU với China State Shipbuilding Corp. Lễ ký có sự chứng kiến của Chủ tịch Tập và Tổng thống E. Macron.

Số tàu container nói trên sẽ gồm hai loại: 05 tàu sử dụng LNG sẽ được đóng tại Jiangnan Shipyard với giá 130 triệu US$/tàu, 05 tàu sử dụng “Hybrid Scrubber” được đóng tại Hudong-Zhonghua Shipbuilding với giá 110 triệu US$/tàu. Hai tập đoàn tài chính Trung Quốc là ICBC Financial Leasing và CMB Financial Leasing sẽ tài trợ cho dự án này. Năm 2017 họ cũng đã tài trợ cho CMA CGM đóng 9 tàu container loại 22.000TEU sử dụng LNG tại các xưởng đóng tàu nói trên.

Đã có 10% đội tàu container thế giới được lắp bộ lọc khí thải (Scrubber)

Chỉ còn 9 tháng nữa là qui định sử dụng dầu Low-Sulfur của IMO có hiệu lực, vì thế nhiều hãng tàu đã tăng tốc trong việc ký hợp đồng lắp đặt Bộ lọc khí thải cho đội tàu container cỡ lớn của họ. Theo thống kê của Alphaliner đến nay đã có 540 tàu được ký hợp đồng lắp Scrubber chiếm 10,3% tổng đội tàu container thế giới (5,215 tàu).

Trong đó CMA CGM là hãng đi đầu với 180 tàu gồm cả tàu đóng mới sử dụng LNG và lắp Scrubber; Evergreen cũng đã ký hợp đồng lắp đặt cho 90 tàu; Hyundai cũng ký hợp đồng lắp đặt cho 41 tàu, trong đó có 20 tàu đóng mới, hãng này vừa ký hợp đồng nhận tài trợ 136 triệu US$ cho chương trình nói trên thông qua Korea Ocean Business Corp. (KOBC). Maersk Line cũng đã thu xếp 263 Triệu US$ để lắp Scrubbers cho 50 tàu trong tổng số 700 tàu mà họ sở hữu hoặc thuê. Hapag-Lloyd cũng tuyên bố sẽ thử cả hai Phương án: Lắp Scrubber và sử dụng LNG cho đội tàu của họ. Tuy nhiên tất cả các hãng nói trên mới chỉ áp dụng chủ yếu cho các tàu từ 10.000 TEU trở lên, các tàu nhỏ hơn và tàu Feeder thì vẫn đang chờ…

WAN HAI mua 20% cổ phần Cảng Đà Nẵng.

Theo báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Đài Loan, ngày 22/3 vừa qua Wan Hai đã đầu tư 396,68 tỷ đồng (tương đương 17 triệu US$) để mua 20% cổ phần của Cảng Đà Nẵng. Năm ngoái cảng này đã bốc xếp 370.017 Teus, trong đó Wan Hai là hãng tàu có tới bốn chuyến tàu (loại 1.200 đến 1.800 Teus) vào cảng một tuần với sản lượng chiếm tới 15% tổng sản lượng container thông qua cảng.

Như vậy cho đến nay hãng tàu này đã sở hữu cổ phần của ba cảng container ở Việt Nam là TCIT (liên doanh với Mitsui và Tân cảng SG) Lạch huyện (HICT - liên doanh với Mitsui, Itochu và Tân cảng) và mới đây nhất là Cảng Đà Nẵng.
 

Lược dịch: VNS    

Chỉ số Thị trường

MARKET INDICATORS
  23 - Feb 16 - Feb CHG
HRDI - - - - - - - - -
BDI - - - - - - - - -
BPI - - - - - - - - -
BTI Clean - - - - - - - - -

 

EXCHANGE RATES
  23 - Feb 16 - Feb CHG
$-VND 24,790 24,680 110
$-EURO 0.924 0.928 0.04
SCFI 2,110 2,166 56

 

BUNKER PRICES
  23 - Feb 16 - Feb CHG
RTM 380cst 458 458 0
 LSFO 0.50% 574 576 2
MGO 775 803 28

SGP

380cst 450 443 7
 LSFO 0.50% 638 645 7
MGO 799 805 6